Bạn luôn phải đấu tranh khi học ngôn ngữ thứ hai hoặc luôn cảm thấy nó đang khiến bạn mất quá nhiều thời gian? Bạn có vẻ như đang dậm chân tại chỗ? Bạn đã làm mọi cách nhưng vẫn không thể tiến bộ như bạn mong muốn? Vấn đề có thể là do kỹ năng ngôn ngữ nói chung hoặc do một khía cạnh nào đó, chẳng hạn như phát âm. Nếu đây là bạn, bạn có thể quan tâm đến một số hack học ngôn ngữ mà bạn có thể thực hiện để chuyển đổi quy trình. 

Mẹo học ngôn ngữ đứng đầu trong danh sách các mẹo hay?

Đôi khi, để tìm những mẹo thật sự hay giúp chúng ta thực hiện công việc theo một chiều hướng khác, chúng ta phải cân nhắc những khả năng mà thậm chí chúng ta nghĩ là chúng không thể xảy ra. Ở đây, bài viết này muốn đề cập đến một khả năng hiếm khi được nghĩ đến nhưng lại có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta học. Đó chính là cách mà trẻ nhỏ học ngoại ngữ, và cách chúng học sẽ mang lại những mẹo hiệu quả cho chúng ta. Mặc dù trẻ nhỏ thường mất vài năm để học bất kì một ngôn ngữ nào, nhưng đừng quên rằng, chúng học nhiều thứ hơn là chỉ riêng “ngôn ngữ”. Trẻ nhỏ học cách biểu đạt chất “người” của chúng ngay từ lần đầu tiên! Nếu chúng ta loại bỏ yếu tố này thì kết quả học sẽ rất ấn tượng.

Khi còn nhỏ, chúng ta là những cỗ máy học tập tuyệt vời. Chúng ta học gần như tất cả mọi thứ, vì chúng ta có rất ít phản xạ khi sinh, không giống như động vật được sinh ra với gần như đầy đủ bản năng của chúng. Vì vậy, nhiều sinh vật bốn chân đôi khi đi trong vòng vài phút sau khi được sinh ra trong khi chúng ta có thể mất một năm để học đi. Con người chúng ta được ban tiềm năng để trở thành và làm bất cứ điều gì. Ngôn ngữ chỉ là một trong những điều đó, nhưng rõ ràng đây lại là một yếu tố quan trọng.

Ngôn ngữ đầu tiên chúng ta học đều là ngôn ngữ mẹ đẻ, và chắc chắn chúng ta sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào khi tiếp nhận nó. Điều ngạc nhiên ở đây là, chúng ta phần lớn đều tự học ngôn ngữ đầu tiên của mình. Người ta cho rằng nếu chúng ta cố tình dạy toàn bộ ngôn ngữ mới cho trẻ sơ sinh, chúng sẽ không bao giờ học được ngôn ngữ đó. Tất nhiên, một số cha mẹ dạy từ vựng và những thứ khác cho trẻ, nhưng đó là việc dạy có chủ đích. Mặt khác, nhiều bậc cha mẹ lại không dạy như vậy cho con cái họ nhưng chúng vẫn học được. Nhìn chung, đứa trẻ học mọi thứ chúng cần để trở thành người bản xứ và thể hiện tất cả những gì chúng muốn.

Hiểu được điều này, chúng ta sẽ hiều những gì đang ngăn chúng ta học bất kì ngôn ngữ nào chính là “những gì tự chúng ta tạo ra mà những thứ đó đang ngăn cản chính chúng ta”. Nói cách khác, chúng ta đưa ra các quan điểm và thực tiễn ngăn cản chúng ta thực hiện những gì chúng ta cần để học một ngôn ngữ mới một cách hiệu quả.

Một số bạn có thể nghĩ rằng có những lý do khác giải thích tại sao có sự khác biệt trong việc học của trẻ sơ sinh và người lớn. Đúng là có rất nhiều sự khác biệt. Nhưng ở đây, chúng ta cần xem xét tình huống rằng, chúng ta có tất cả những gì chúng ta cần để học ngôn ngữ, điều quan trọng là cần tìm ra điều gì đang ngăn cản chúng ta học, ngăn cản chúng ta thể hiện năng lực mà chúng ta có. 

Vậy cái gì đang ngăn cản chúng ta học một ngôn ngữ?

Vậy những điều đang thực sự ngăn cản chúng ta làm chủ bất kì ngôn ngữ nào là gì? Tuy có rất nhiều những rào cản khác nhau, tuỳ thuộc vào từng người, nhưng bài viết này đang đề cập đến rào cản ngăn chúng ta học ngôn ngữ mà không đứa trẻ nào “thực hiện” hay “nghĩ tới”.

Nỗi sợ hãi

Học ngôn ngữ nghĩa là chúng ta đang tiếp nhận những kiến thức hoàn toàn mới – kiến thức mà chúng ta chưa hề được biết đến. Vì vậy, với những ai cảm thấy thoải mái và hài lòng với việc tiếp nhận nó thì họ sẽ học ngôn ngữ hiệu quả hơn. Ngược lại, với những người thụ động học hỏi, họ sẽ gần như không sẵn sàng:

  • Trò chuyện với người khác bằng ngôn ngữ mà họ đang học vì họ sợ sẽ mắc lỗi sai và nghĩ rằng trông họ như những kẻ ngốc đang cố gắng nói chuyện
  • Cố gắng thể hiện những gì họ muốn theo một cách hoàn toàn mới mà không sợ mắc lỗi sai.
  • Thử cách học mới
  • Vượt ra khỏi giới hạn của bản thân trong quá trình học ngôn ngữ

Loại bỏ nỗi sợ hãi không phải là việc dễ dàng, nhưng chúng ta thật sự cần phải làm vậy nếu chúng ta muốn làm chủ ngôn ngữ. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta sẽ có “liều thuốc” loại trừ hoàn toàn nỗi sợ hãi, mà nghĩa là chúng ta chấp nhận nỗi sợ hãi như là người bạn và tiếp tục chinh phục ngoại ngữ. Có như vậy thì chúng ta sẽ không bao giờ bị nỗi sợ hãi ngăn bước.

Học hành

Trẻ con thường không ngồi vào bàn học và học hành nghiêm túc như người lớn vẫn làm. Chúng học thông qua hành động, lời nói, v.v. Còn người lớn chúng ta thường thiết lập thời gian biểu dành cho việc học ngoại ngữ, tuy nhiên việc này lại khiến chúng ta lơ là sự tiếp thu kiến thức từ tình huống thực tế, bởi chúng ta thường chủ quan nghĩ rằng, chưa đến giờ học nên chưa cần tập trung. Nhưng thực tế là, chẳng cần đến thời gian biểu để học ngôn ngữ, chúng ta có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, miễn là chúng ta có sự tương tác với ngôn ngữ (ví dụ: xem tivi, nghe nhạc, đọc sách, nói chuyên, v.v.). Chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ rằng “Mình phải đạt trình độ cao thì mình mới làm những điều đó.” Thực tế cho thấy, chính suy nghĩ này đã và đang cản trở chúng ta học ngôn ngữ và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Nhớ từ mới

Tất nhiên, chúng ta thấy rõ rằng trẻ con chẳng bao giờ cố gắng nhớ từ mới. Chúng chỉ đơn giản là học từ mới và sử dụng nó nhiều lần. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta nhất quyết phải dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để học từ mới và cố gắng nhớ chúng. Vậy giả sử rằng chúng ta không dành thời gian học từ mới trong ngày, chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta có xu hướng cố gắng bù đắp thời gian học vào ngày hôm sau. Nhưng sự thật là, chúng ta không để ý đến năng lượng chúng ta dành cho việc học từ mới mà chỉ cố gắng đáp ứng đủ thời gian học. Điều này lại phản tác dụng trong việc học từ mới của chúng ta. Vì vậy, thay vì cố gắng dành đủ thời gian, chúng ta hãy để ý xem chúng ta có thể dành bao nhiêu phần trăm năng lượng trong việc học từ mới, điều này sẽ giúp chúng ta có chiến lược học hiệu quả hơn rất nhiều. 

Ban đầu, việc này có vẻ khó khăn. Nhưng chỉ cần chúng ta dành chút thời gian suy  nghĩ, để ý, hỏi ý kiến người khác về khả năng học từ mới hiện tại của mình thì chúng ta sẽ nhanh chóng tìm ra được chiến lược học phù hợp.

Dịch

Dịch là kỹ năng mà chúng ta phát triển dần dần theo thời gian. Trẻ nhỏ học ngôn ngữ bằng nhiều cách. Ban đầu chúng nhìn mọi thứ xung quanh, chỉ đơn giản là nhìn vì chúng chưa có khai niệm gì về những thứ đó. Sau đó, chúng bắt đầu tiếp nhận mọi thứ xung quanh thông qua việc nhìn, và nghe. Và dần dần, chúng tìm ra cách để biểu đạt những gì chúng muốn thay vì việc khóc (ví dụ: chỉ tay vào đồ vật mà chúng muốn). Đó chính là cách chúng học cách biểu đạt và truyền đạt: tự học thông qua việc quan sát và hành động!

Mặc dù vậy, phụ thuộc quá nhiều vào việc dịch trong quá trình học ngôn ngữ lại là một điều tương đối nguy hiểm. Khi chúng ta dịch, chúng ta có xu hướng nghĩ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hơn là suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ chúng ta đang học. Điều này cũng làm khả năng biểu đạt và suy nghĩ bằng ngoại ngữ của chúng ta bị hạn chế phần nào. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể suy nghĩ bằng ngoại ngữ một cách tự nhiên, và khi cần, chúng ta có thể biểu đạt bằng lời nói một cách tự nhiên. Chúng ta có thể làm được điều này bằng cách cố gắng hạn chế dịch, thay vào đó, hãy thúc đẩy khả năng diễn đạt và suy  nghĩ bằng ngoại ngữ khi chúng ta gặp bất kì từ mới hay đọc đoạn văn bản nào. Sau một thời gian, chúng ta sẽ thật sự bất ngờ với những kỹ năng chúng ta đạt được.

Thực hành ngữ pháp với các bài tập tự tạo

Trẻ con thực hành những gì chúng đang học. Tuy nhiên, chúng thực hành bằng cách sử dụng chính ngôn ngữ đó thay vì thực hành thông qua các bài tập tự tạo như những bài tập chúng ta thường làm trong sách vở. Những bài tập này vẫn có nhược điểm, đó là, chúng chỉ yêu cầu kỹ năng ngôn ngữ đơn giản, chẳng hạn như viết. Ngôn ngữ đòi hỏi nhiều hơn thế. Đó là lý do vì sao nếu muốn phát triển ngôn ngữ toàn diện, chúng ta cần thực hành tất cả các kỹ năng yêu cầu. Vì vậy, đôi khi sẽ tốt hơn nếu chúng ta không quá chú trọng làm những kiểu bài tập như vậy.

You are probably asking, “Ok, if I stop doing these, what can I do instead?”. The key thing I would suggest is to focus on using the language, in any way you can. By doing that, you will be forced to recycle what you have learned and it will expose you to new language in situ (not in some artificial setting that strips the layered meaning from the language). 

Bạn sẽ có thể đặt câu hỏi như: “Nếu tôi không làm bài tập thì tôi làm gì?” Câu trả lời chính là tập trung vào ngôn ngữ, sử dụng nó nhiều nhất có thể, theo mọi cách mà bạn có thể làm. Bằng cách này, bạn sẽ buộc phải sử dụng nhiều lần những kiến thức mà bạn học và bạn sẽ tiếp xúc với chính ngôn ngữ đó theo cách tự nhiên hơn. Dần dần, bạn sẽ quen với ngôn ngữ đó và ngay lập tức có thể nói hoặc viết ra những gì bạn nghĩ bằng chính ngôn ngữ đang học mà không phải thông qua một ngôn ngữ khác.

Bắt chước

Cách người lớn bắt chước sẽ khác cách trẻ con bắt chước. Khi trẻ con học nói, chúng sẽ nghe những gì người lớn nói và học theo, mặc dù chúng sẽ không hiểu mình đang nói gì. Chúng cố gắng lặp lại những gì mình nghe được bằng cách ghép các từ với nhau và nói, nhằm biểu đạt điều gì đó. Như vậy, cách trẻ con bắt chước người lớn học nói không hẳn là “bắt chước”. Chúng đang cố tự tạo ra những câu mà chúng nghĩ là đúng theo những gì chúng biết.

Tuy nhiên, với người lớn, bắt chước gần như không thể giúp chúng ta phát âm được những âm/từ mà chúng ta không quen thuộc hoặc chúng không có sẵn trong ngôn ngữ mẹ đẻ. Và thậm chí, bắt chước không giúp chúng ta tự tạo được từ mới, mà đôi khi, nó còn khiến chúng ta hiểu sai ngữ pháp.

Giải pháp được đề xuất ở đây là, chúng ta cần cố gắng tập trung vào những gì chúng ta đang nghe, như vậy, chúng ta sẽ huy động tối đa các cơ quan để cảm nhận âm thanh. Sau đó, chúng ta sẽ có xu hướng biểu đạt những gì chúng ta nghe được theo cách tương tự với cách mà chúng ta cảm nhận.

Kết luận

Người ta hay nói rằng “Đừng vội vứt đi những thứ đáng giá đối với ta chỉ vì những thứ ta không chắc chắn”. Hãy hiểu đơn giản như thế này, cách tốt nhất để cơ bắp của chúng ta phát triển là sử dụng chúng nhiều lần. Tương tự vậy, cách tốt nhất để chúng ta học tốt một ngôn ngữ là sử dụng nó thật nhiều. Tuy nhiên, hãy thực hành những vấn đề mà đòi hỏi bạn phải sử dụng tất cả năng lực về ngôn ngữ để giải quyết. Nghĩa là, bạn có thể cần thay đổi một phần hoặc hoàn toàn những gì bạn đang luyện tập với ngôn ngữ mà mình đang theo đuổi. 

Nguồn: https://trungtamdichthuat.vn

0978689030